Tác giả: Đào Duy An

Sticky post

Một số vấn đề lưu ý khi chứng nhận giao dịch xác lập tài sản riêng của vợ chồng (*)

Trong lĩnh vực công chứng, giao dịch liên quan đến tài sản vợ, chồng hiện tồn tại nhiều cách làm, nhiều quan điểm khác nhau, thậm chí có những sự nhầm lẫn tồn tại trong thời gian dài và phổ biến đến mức kéo theo mọi giao dịch khác có liên quan cũng bị méo mó theo. Văn bản cam kết tài sản riêng của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân là một trong số đó. Continue reading

Sticky post

Lý luận và thực tiễn về công chứng số tại Việt Nam

Về cơ bản, khi áp dụng “công chứng số” thì hoạt động công chứng vẫn được thực hiện theo các quy trình truyền thống, việc ứng dụng công nghệ, kỹ thuật số mang tính chất hỗ trợ cho các công đoạn hoặc công việc cụ thể trong quy trình đó để công việc trở nên đơn giản về dễ dàng thực hiện hơn, còn “chuyển đổi số hoạt động công chứng” là sự thay đổi căn bản cách thức tổ chức, xây dựng, thực thi, quản lý các quy trình và hoạt động cung cấp dịch vụ công chứng dựa trên nền tảng công nghệ kỹ thuật số nhằm tạo ra giá trị và hiệu quả cao hơn. Continue reading

Sticky post

Sự cần thiết và định hướng xây dựng luật điều chỉnh chung hoạt động công chứng, chứng thực

Công chứng và chứng thực tồn tại và song hành với nhau trong rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật, xuyên suốt chiều dài lịch sử lập pháp Việt Nam kể từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới. Tuy nhiên, thật khó để tìm được định nghĩa chính xác và khoa học về các hoạt động này. Thời gian gần đây, đặc biệt là sau khi Luật Công chứng 2014 và Nghị định 23/2015/NĐ-CP ra đời, đã xuất hiện những bất cập trong việc vận hành song song hai hệ thống này. Trong một số báo cáo, hội thảo và chuyên đề nghiên cứu, xuất hiện ngày càng nhiều thông tin về sự nhầm lẫn, sự cạnh tranh, vô hiệu hóa lẫn nhau, áp dụng và sử dụng sai giữa hai hoạt động này. Ngay cả những công chứng viên, các luật gia cũng khó khăn khi phân biệt giữa công chứng và chứng thực. Continue reading

Sticky post

Có nên theo học nghề công chứng?

Có nên theo học lớp công chứng viên hay không? Đó là câu hỏi mà thời gian vừa qua tôi thường xuyên nhận được từ các em, các bạn và cả các anh chị lớn tuổi.
Tất nhiên, khi hỏi tôi, mọi người tin tưởng và mong chờ câu trả lời khách quan hơn là một lời động viên. Thế nên, dù không muốn lắm, nhưng tôi nghĩ rằng mình cần có một vài ý kiến để các anh chị, các bạn có thêm thông tin tham khảo trước khi đưa ra quyết định. Continue reading

Một số lầm tưởng về đặt cọc và những lưu ý khi giao kết loại hợp đồng này

Tâm lý chung của bên đặt cọc là sau khi đã đặt cọc được rồi thì thở phào nhẹ nhõm, vì quá trình tìm kiếm và đàm phán đã rất mệt mỏi rồi, giờ coi như việc mua bán đã được giải quyết về cơ bản. Không nhiều người nghĩ rằng đây chính là thời điểm mà họ phải gánh chịu những rủi ro đầu tiên trong quá trình giao dịch mua bán
Continue reading

Công chứng giao dịch mua bán cổ phần: Những ai phải ký?

Giao dịch mua bán cổ phần không bắt buộc phải công chứng. Một trong hai vợ chồng mặc định được hiểu là đại diện cho người kia xác lập hợp đồng. Tuy nhiên, nếu các bên yêu cầu công chứng thì vấn đề lại hoàn toàn khác, CCV sẽ yêu cầu các bên (kể cả Bên bán và Bên mua) phải có đủ hai vợ chồng cùng ký. Tại sao lại như vậy? Continue reading

Những bất cập của pháp luật Việt Nam về chuyển nhượng văn phòng công chứng

Chuyển nhượng văn phòng công chứng lần đầu tiên được quy định tại Luật Công chứng số: 53/2014/QH13 (Luật công chứng năm 2014). Tuy nhiên, quy định này không phát sinh hiệu lực trên thực tiễn. Trong bài viết này, chúng tôi phân tích và luận giải sự bất cập của quy định chuyển nhượng văn phòng công chứng trong mối tương quan với quy định thay đổi công chứng viên hợp danh tại văn phòng công chứng. Continue reading

Sticky post

Mở Văn phòng công chứng: Không phải cuộc dạo chơi

Thời gian qua, sau khi Luật Quy hoạch được thông qua, trong đó có sửa đổi về quy hoạch công chứng thì việc thành lập văn phòng công chứng được đặc biệt quan tâm. Rất nhiều người, kể cả công chứng viên và các nhà đầu tư khác đang háo hức, ráo riết tìm mọi cách để thành lập Văn phòng công chứng. Continue reading

Sticky post

Một số lưu ý khi công chứng văn bản xác lập tài sản riêng của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân

Quan hệ tài sản vợ chồng khá nhiều vấn đề phức tạp, cần sự linh hoạt và áp dụng chính xác chứ không thể rập khuôn bởi một hình thức văn bản giao dịch nào. Do vậy, công chứng viên cần phân tích kỹ, lựa chọn đúng cả về bản chất, nội dung giao dịch, thể thức văn bản và hình thức chứng nhận giao dịch để bảo đảm giá trị của văn bản công chứng và tránh rủi ro cho các bên liên quan. Continue reading

Bản chất của hoạt động công chứng và tổ chức hành nghề công chứng

Xác định rõ bản chất của hoạt động công chứng và tổ chức hành nghề công chứng là việc đầu tiên mà bất cứ ai hành nghề công chứng đều cần phải lưu ý. Thái, độ, hành vi, chất lượng và hiệu quả công việc phụ thuộc hoàn toàn vào việc chúng ta biết chúng ta là ai, chúng ta đang làm gì, vì mục đích gì. Continue reading

Những lầm tưởng phổ biến về quyền thừa kế di sản

Thừa kế di sản do cha ông để lại là giao dịch đã có từ lâu đời. Vì tính chất phức tạp của nó mà pháp luật đã có những quy định rất chặt chẽ để bảo đảm sự công bằng cho những người thừa kế. Tuy nhiên, quan niệm trọng nam khinh nữ, gia trưởng, phong kiến tồn tại lâu đời trong xã hội Việt Nam tạo nên những cách hiểu khá lệch lạc về vấn đề này. Hậu quả là người chịu thiệt thòi thường là phụ nữ hoặc những người thừa kế “thấp cổ bé họng”, yếu thế trong gia đình. Continue reading

Khi vợ và bồ phải chia di sản thừa kế với nhau

Việc một số ông chồng có tiền lập phòng nhì, có con riêng chẳng còn là chuyện hiếm. Có những ông có nhiều con với nhiều người phụ nữ khác nhau. Khi còn sống, mối quan hệ và lối sống của ông đã là một đề tài nhiều tranh cãi nhưng nếu chẳng may ông nằm xuống thì những chuyện bi hài mới thực sự bắt đầu. Continue reading

Đăng ký kết hôn: Những cẩu thả tai hại

Điều kỳ lạ là các cặp đôi có thể dành cả tuổi thanh xuân để tìm hiểu nhau nhưng trước giây phút ra quyết định thì rất nhiều người chẳng thèm dành ra đến 15 phút để liếc xem cuốn Luật Hôn nhân và gia đình nó nói cái gì? Chỉ đến khi cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt thì mới là lúc tự mình gặm nhấm nỗi đau và sự tiếc nuối. Continue reading

4 sai lầm phổ biến khi lập di chúc

Lập di chúc để lại di sản là vấn đề trăn trở của nhiều bậc cha mẹ. Mong muốn của người để lại di sản luôn chứa đầy sự quan tâm, lo lắng và tình cảm dành cho thế hệ sau của mình. Tuy vậy, để những mong muốn đó trở thành hiện thực thì điều quan trọng nhất là nó phải nằm trong khuôn khổ của pháp luật… Thực tế cho thấy vì quá lo lắng mà người lập di chúc thường mắc phải 4 sai lầm phổ biến sau: Continue reading

Điểm chỉ để làm gì?

Lăn tay điểm chỉ không phải là điều xa lạ với người Việt Nam, vì khi đi làm chứng minh thư nhân dân thì mọi người đều phải qua thủ tục này.
Điểm chỉ được áp dụng phổ biến khi tiến hành thủ tục công chứng. Nó phổ biến đến mức mọi người đều nghĩ rằng nó là một thủ tục bắt buộc để khẳng định ý chí của người tham gia giao dịch. Thậm chí, có nhiều người còn cho rằng văn bản công chứng mà không được điểm chỉ là không hợp pháp.
Vậy tóm lại, thủ tục điểm chỉ trong hoạt động công chứng có ý nghĩa như thế nào? Nó có phải là thủ tục bắt buộc? Continue reading

Giao dịch bằng giấy tờ giả có dễ dàng?

Gần đây, một số giao dịch bằng giấy tờ giả lọt cửa công chứng viên, gây ra những tranh chấp và thiệt hại cho các chủ thể. Điều này tạo ra những hoang mang, lo lắng cho người dân khi giao dịch mua bán xe cộ, nhà đất. Tuy nhiên, số vụ việc này chỉ chiếm phần nhỏ so với những vụ việc giả mạo mà công chứng viên đã ngăn chặn được. Continue reading

Làm sao để việc chia di sản trở nên nhẹ nhàng hơn?

Phải khẳng định rằng, trong các giao dịch liên quan đến tài sản thì việc chia di sản thừa kế là một thủ tục cực kỳ phức tạp và rắc rối. Hầu hết người dân đều cảm thấy phiền toái, thậm chí bức xúc khi tiến hành các giao dịch liên quan đến thừa kế do phải đòi hỏi quá nhiều hồ sơ, giấy tờ để chứng minh. Thế nhưng, dù có bức xúc hay mệt mỏi thì dường như mọi người vẫn không thể tránh được, không thể giảm bớt được bất cứ thủ tục phiền toái nào.

Vậy làm sao để việc chia di sản trở nên nhẹ nhàng hơn? Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích: Continue reading

Hiểu đúng về chứng thực bản sao

Không có quy định nào nói rằng các loại giấy tờ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp phải có chữ ký, phải được đóng dấu thì mới là bản chính. Thực tế cho thấy rất nhiều loại giấy tờ được công nhận giá trị pháp lý mà hoàn toàn không có đóng dấu hay chữ ký. Continue reading

Đăng ký thế chấp tài sản hình thành trong tương lai – những vấn đề cần hoàn thiện

Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đất đai và Bộ luật Dân sự hiện hành còn có những quy định chưa thống nhất về bất động sản hình thành trong tương lai; điều này đã khiến cho hoạt động thực hiện và áp dụng pháp luật gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là hoạt động đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai. Continue reading

Xác định tài sản thế chấp theo tinh thần Bộ luật Dân sự năm 2015

Xác định tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là vấn đề được đặt ra trong tất cả các giao dịch bảo đảm. Tuy nhiên, ý nghĩa của vấn đề chỉ đặc biệt nổi rõ trong trường hợp bảo đảm bằng biện pháp thế chấp tài sản. Giải quyết vấn đề xác định tài sản thế chấp có tác dụng tạo thuận lợi cho chủ nợ có bảo đảm trong việc theo dõi tình hình tài sản trong thời gian thế chấp, cũng như trong việc xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ trong trường hợp cần thiết và được luật cho phép. Continue reading

Cơ sở dữ liệu công chứng – Thực tiễn và giải pháp

Trước tiên, có thể khẳng định rằng, cơ sở pháp lý liên quan đến cơ sở dữ liệu công chứng hiện tại đang ở mức độ định hướng chứ chưa cụ thể. Ngoài điều 62 Luật Công chứng thì chưa có thêm những quy định ở mức cụ thể hơn. Tuy vậy, quy định tại Điều 62 Luật Công chứng cũng đang bộc lộ một số nhược điểm nhất định. Continue reading

Tiếp cận thông tin trong hoạt động công chứng

Với 3 cơ sở dữ liệu này, nếu công chứng viên được tiếp cận ở mức độ hạn chế thôi thì đã giải quyết được rất nhiều vấn đề, không chỉ loại bỏ gần như hoàn toàn vấn nạn làm giả giấy tờ tùy thân và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà mà còn loại bỏ luôn rất nhiều hành vi gian dối trong hoạt động công chứng. Continue reading

Hạn chế rủi ro phát sinh từ tài sản thế chấp

Có 3 vấn đề thuộc về tài sản thế chấp ảnh hưởng trực tiếp đến giao dịch thế chấp đó là: (i) Tình trạng của tài sản (bao gồm tình trạng pháp lý và tình trạng địa, vật lý), (ii) việc định giá tài sản và (iii) sự biến động của tài sản. Đây là những vấn đề cần được xem xét kỹ khi xác lập giao dịch TCBĐS. Continue reading

Quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà hay nhà ở hình thành trong tương lai?

Khoản 8, Điều 81, Nghị định 99/2015 quy định: “Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, việc thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở, nhà ở hình thành trong tương lai, thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở, hợp đồng chuyển nhượng dự án và các quyền tài sản khác liên quan đến nhà ở, dự án đầu tư xây dựng nhà ở thuộc diện được thế chấp theo quy định của pháp luật phải thực hiện theo quy định của Luật Nhà ở và Nghị định này; các trường hợp thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở, nhà ở hình thành trong tương lai và các quyền tài sản liên quan đến nhà ở, dự án đầu tư xây dựng nhà ở quy định tại Khoản này không đúng với quy định của Luật Nhà ở và Nghị định này thì không có giá trị pháp lý và không được pháp luật công nhận. Continue reading

Những quy định mới về thừa kế trong Bộ luật Dân sự năm 2015

Chế định về quyền thừa kế trong Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015, được sửa đổi, bổ sung những điểm lớn, cơ bản để phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ phát triển nền kinh tế thị trường. Bên cạnh những quy định được sửa đổi, bổ sung thì cũng có những quy định trong BLDS năm 2005 về di chúc chung của vợ chồng không còn được quy định trong BLDS năm 2015. Continue reading

Copyright © 2025 Công chứng viên Đào Duy An

Theme by Anders NorenUp ↑