Trong lĩnh vực công chứng, giao dịch liên quan đến tài sản vợ, chồng hiện tồn tại nhiều cách làm, nhiều quan điểm khác nhau, thậm chí có những sự nhầm lẫn tồn tại trong thời gian dài và phổ biến đến mức kéo theo mọi giao dịch khác có liên quan cũng bị méo mó theo. Văn bản cam kết tài sản riêng của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân là một trong số đó. Continue reading
Danh mục: Blog
Những bài viết, ghi chép (ở dạng liệt kê và thô sơ) của Công chứng viên Đào Duy An liên quan đến chuyên môn nghề công chứng và nghề Luật, qua quá trình hoạt động thực tiễn – Mục đích tham khảo cho các đồng nghiệp.
Báo cáo về định hướng xây dựng Luật Công chứng sửa đổi
Ngày 25/10/2021, Cục Bổ trợ tư pháp, Bộ Tư pháp đã công bố báo cáo và lấy ý kiến các chuyên gia về định hướng xây dựng Luật Công chứng sửa đổi. Continue reading
Lý luận và thực tiễn về công chứng số tại Việt Nam
Về cơ bản, khi áp dụng “công chứng số” thì hoạt động công chứng vẫn được thực hiện theo các quy trình truyền thống, việc ứng dụng công nghệ, kỹ thuật số mang tính chất hỗ trợ cho các công đoạn hoặc công việc cụ thể trong quy trình đó để công việc trở nên đơn giản về dễ dàng thực hiện hơn, còn “chuyển đổi số hoạt động công chứng” là sự thay đổi căn bản cách thức tổ chức, xây dựng, thực thi, quản lý các quy trình và hoạt động cung cấp dịch vụ công chứng dựa trên nền tảng công nghệ kỹ thuật số nhằm tạo ra giá trị và hiệu quả cao hơn. Continue reading
Sự cần thiết và định hướng xây dựng luật điều chỉnh chung hoạt động công chứng, chứng thực
Công chứng và chứng thực tồn tại và song hành với nhau trong rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật, xuyên suốt chiều dài lịch sử lập pháp Việt Nam kể từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới. Tuy nhiên, thật khó để tìm được định nghĩa chính xác và khoa học về các hoạt động này. Thời gian gần đây, đặc biệt là sau khi Luật Công chứng 2014 và Nghị định 23/2015/NĐ-CP ra đời, đã xuất hiện những bất cập trong việc vận hành song song hai hệ thống này. Trong một số báo cáo, hội thảo và chuyên đề nghiên cứu, xuất hiện ngày càng nhiều thông tin về sự nhầm lẫn, sự cạnh tranh, vô hiệu hóa lẫn nhau, áp dụng và sử dụng sai giữa hai hoạt động này. Ngay cả những công chứng viên, các luật gia cũng khó khăn khi phân biệt giữa công chứng và chứng thực. Continue reading
Có nên theo học nghề công chứng?
Có nên theo học lớp công chứng viên hay không? Đó là câu hỏi mà thời gian vừa qua tôi thường xuyên nhận được từ các em, các bạn và cả các anh chị lớn tuổi.
Tất nhiên, khi hỏi tôi, mọi người tin tưởng và mong chờ câu trả lời khách quan hơn là một lời động viên. Thế nên, dù không muốn lắm, nhưng tôi nghĩ rằng mình cần có một vài ý kiến để các anh chị, các bạn có thêm thông tin tham khảo trước khi đưa ra quyết định. Continue reading
Một số lầm tưởng về đặt cọc và những lưu ý khi giao kết loại hợp đồng này
Tâm lý chung của bên đặt cọc là sau khi đã đặt cọc được rồi thì thở phào nhẹ nhõm, vì quá trình tìm kiếm và đàm phán đã rất mệt mỏi rồi, giờ coi như việc mua bán đã được giải quyết về cơ bản. Không nhiều người nghĩ rằng đây chính là thời điểm mà họ phải gánh chịu những rủi ro đầu tiên trong quá trình giao dịch mua bán
Continue reading
Quy hoạch công chứng – Cần xem lại địa vị pháp lý của tổ chức hành nghề công chứng
Tổ chức hành nghề công chứng chỉ nên là phương tiện hỗ trợ cho công chứng viên trong việc đồng chịu trách nhiệm, hỗ trợ về cơ sở vật chất, hạch toán về thuế, phí và là đầu mối giúp công chứng viên thực hiện nghĩa vụ với nhà nước chứ không nên là cơ quan quản lý công chứng viên. Continue reading
Cởi trói quy định về đối chiếu bản chính khi công chứng giao dịch
Từ thực tế hoạt động công chứng cho thấy rằng, không nhất thiết các loại giấy tờ chứng minh lúc nào cũng phải cần đến bản chính. Vì vậy, cần phải có những quy định cởi mở hơn, cho phép công chứng viên sử dụng bản sao một số loại giấy tờ để chứng minh cho các tình tiết của hồ sơ công chứng. Continue reading
Xác định tình trạng “tài sản đang tranh chấp”
Xác định một tài sản khi giao dịch có vi phạm các quy định về điều kiện giao dịch hay không chưa bao giờ là việc đơn giản. Một trong những vấn đề khó nhất là xác định tình trạng của tài sản có tranh chấp hay không. Continue reading
Giới hạn của sự bảo vệ
Nếu cho rằng công chứng viên được đào tạo bài bản và có yêu cầu khắt khe về chuyên môn nên công chứng viên phải bảo đảm chắc chắn 100% rằng mọi giấy tờ không phải là giả mạo, đồng thời phải chịu trách nhiệm về việc đó thì đó là một quan điểm quy chụp, thiếu khách quan và thiếu công bằng Continue reading
Mô hình công chứng nào là phù hợp?
Lựa chọn một mô hình công chứng phù hợp với Việt Nam thì điều quan trọng nhất là phải xác định rõ yêu cầu và mục đích đặt ra đối với hoạt động công chứng, đồng thời nhìn nhận và đánh giá đúng bản chất của hoạt động này. Continue reading
Giá trị của giấy tờ và bản sao chứng thực
Văn bản, giấy tờ được lập hay được cấp thì cũng đều là một loại chứng cứ để chứng minh cho các tình tiết, sự kiện pháp lý. Cho dù là bản chính hay bản sao thì chúng ta nên quan tâm đến giá trị chứng cứ của giấy tờ để có cách sử dụng hợp lý. Continue reading
Công chứng giao dịch mua bán cổ phần: Những ai phải ký?
Giao dịch mua bán cổ phần không bắt buộc phải công chứng. Một trong hai vợ chồng mặc định được hiểu là đại diện cho người kia xác lập hợp đồng. Tuy nhiên, nếu các bên yêu cầu công chứng thì vấn đề lại hoàn toàn khác, CCV sẽ yêu cầu các bên (kể cả Bên bán và Bên mua) phải có đủ hai vợ chồng cùng ký. Tại sao lại như vậy? Continue reading
Mở Văn phòng công chứng: Không phải cuộc dạo chơi
Thời gian qua, sau khi Luật Quy hoạch được thông qua, trong đó có sửa đổi về quy hoạch công chứng thì việc thành lập văn phòng công chứng được đặc biệt quan tâm. Rất nhiều người, kể cả công chứng viên và các nhà đầu tư khác đang háo hức, ráo riết tìm mọi cách để thành lập Văn phòng công chứng. Continue reading
Ủy quyền sử dụng tài sản – đúng hay sai?
Mọi người thường nghĩ rằng tôi có quyền thì tôi … ủy…
Vậy có thể ủy quyền sử dụng được không? Continue reading
Một số lưu ý khi công chứng văn bản xác lập tài sản riêng của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân
Quan hệ tài sản vợ chồng khá nhiều vấn đề phức tạp, cần sự linh hoạt và áp dụng chính xác chứ không thể rập khuôn bởi một hình thức văn bản giao dịch nào. Do vậy, công chứng viên cần phân tích kỹ, lựa chọn đúng cả về bản chất, nội dung giao dịch, thể thức văn bản và hình thức chứng nhận giao dịch để bảo đảm giá trị của văn bản công chứng và tránh rủi ro cho các bên liên quan. Continue reading
Bản chất của hoạt động công chứng và tổ chức hành nghề công chứng
Xác định rõ bản chất của hoạt động công chứng và tổ chức hành nghề công chứng là việc đầu tiên mà bất cứ ai hành nghề công chứng đều cần phải lưu ý. Thái, độ, hành vi, chất lượng và hiệu quả công việc phụ thuộc hoàn toàn vào việc chúng ta biết chúng ta là ai, chúng ta đang làm gì, vì mục đích gì. Continue reading
Công chứng là gì?
Ở Việt Nam, qua các giai đoạn lịch sử thì định nghĩa về công chứng cũng thay đổi. Trong khoảng 30 năm trở lại đây đã có đến 4, 5 định nghĩa khác nhau được ghi nhận trong các văn bản luật và dưới luật. Continue reading
Đại dịch Covid-19 và một số lưu ý khi giao kết hợp đồng cho thuê nhà
Ngay khi dịch Covid-19 gây ra những thiệt hại đầu tiên thì các luật gia cũng đã nhận ra nguy cơ tranh chấp dân sự sau đại dịch này rất lớn. Điển hình là các tranh chấp liên quan đến hợp đồng thuê nhà, khi mà nhiều doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. Continue reading
Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động công chứng
Ở đâu có thông tin thì con người đều tìm ra giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin. Hoạt động công chứng bản chất cũng là hoạt động thu thập, khai thác thông tin và không phải là ngoại lệ. Continue reading
Hiểu đúng về chứng thực bản sao
Không có quy định nào nói rằng các loại giấy tờ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp phải có chữ ký, phải được đóng dấu thì mới là bản chính. Thực tế cho thấy rất nhiều loại giấy tờ được công nhận giá trị pháp lý mà hoàn toàn không có đóng dấu hay chữ ký. Continue reading
Tân cử nhân luật và nỗi niềm nhà tuyển dụng
Sau nhiều năm chuyển sang nền kinh tế thị trường thì việc đào tạo dường như vẫn rất mơ hồ và chưa sẵn sàng đáp ứng cho thị trường, nó thể hiện luôn ở kết quả đầu ra bằng sự ngơ ngác của nhiều tân cử nhân luật trước các câu hỏi của nhà tuyển dụng. Continue reading
Hành vi pháp lý đơn phương và giao dịch dân sự
Không phải tất cả các hành vi pháp lý đơn phương đều là giao dịch dân sự, nó chỉ có thể là giao dịch dân sự khi nó làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Continue reading
Vài ý kiến đóng góp vào dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung thông tư 06/2015/TT-BTP
Mẫu 2c nên bỏ – thay vào đó thì Cơ quan đại diện ngoại giao nên sử dụng chung các lời chứng theo mẫu của các TCHNCC và có ghi chú hướng dẫn cơ quan đại diện ngoại giao cách thức ghi lời chứng cho phù hợp. Continue reading
Lược sử và đặc điểm cơ bản của công chứng
Tiro đã phát minh ra một hệ thống tốc ký mà ông gọi là “notae” để ghi chép lại các bài phát biểu của nhà hùng biện nổi tiếng Cicero. Hệ thống tốc ký này là tập hợp các ký tự viết tắt mà sau đó người tốc ký có thể phiên âm lại vào các bản ghi nhớ chính thức. Continue reading
Giấy tờ giả qua mặt công chứng viên, trách nhiệm thuộc về ai?
Hoạt động lừa đảo là có tổ chức, sử dụng công nghệ cao, thủ đoạn tinh vi, đánh đúng vào những điểm yếu nhất trong hệ thống công chứng hiện nay. Continue reading
Cơ sở dữ liệu công chứng – Thực tiễn và giải pháp
Trước tiên, có thể khẳng định rằng, cơ sở pháp lý liên quan đến cơ sở dữ liệu công chứng hiện tại đang ở mức độ định hướng chứ chưa cụ thể. Ngoài điều 62 Luật Công chứng thì chưa có thêm những quy định ở mức cụ thể hơn. Tuy vậy, quy định tại Điều 62 Luật Công chứng cũng đang bộc lộ một số nhược điểm nhất định. Continue reading
Tiếp cận thông tin trong hoạt động công chứng
Với 3 cơ sở dữ liệu này, nếu công chứng viên được tiếp cận ở mức độ hạn chế thôi thì đã giải quyết được rất nhiều vấn đề, không chỉ loại bỏ gần như hoàn toàn vấn nạn làm giả giấy tờ tùy thân và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà mà còn loại bỏ luôn rất nhiều hành vi gian dối trong hoạt động công chứng. Continue reading
Cơ sở dữ liệu công chứng – Một số bất cập từ quy định đến thực tiễn
Luật Công chứng 2014 lần đầu tiên nhắc đến việc xây dựng cơ sở dữ liệu công chứng, nhưng đến giờ này, đã 5 năm trôi qua, việc thực hiện còn rất khiêm tốn và nhanh chóng bộc lộ những bất cập. Continue reading
Hướng dẫn nghiệp vụ và giải thích luật: Hiểu sao cho đúng?
Hoạt động hướng dẫn nghiệp vụ của Sở Tư pháp là không đúng với chức năng nhiệm vụ của cơ quan này. Thậm chí việc làm rõ luật nội dung thuộc phạm vi của việc giải thích luật và các cơ quan giải thích luật chứ không phải của Sở Tư pháp. Continue reading
Những bất cập trong tổ chức mô hình công chứng và quy hoạch công chứng
Điều rất khó hiểu là hiện nay pháp luật Việt Nam đang thừa nhận một hệ thống thứ hai, tồn tại song song với hoạt động công chứng theo Luật Công chứng, đó là hoạt động chứng thực của ủy ban nhân dân cấp xã, phường theo quy định của Nghị định 23/2015/NĐ-CP. Continue reading
Hạn chế rủi ro phát sinh từ tài sản thế chấp
Có 3 vấn đề thuộc về tài sản thế chấp ảnh hưởng trực tiếp đến giao dịch thế chấp đó là: (i) Tình trạng của tài sản (bao gồm tình trạng pháp lý và tình trạng địa, vật lý), (ii) việc định giá tài sản và (iii) sự biến động của tài sản. Đây là những vấn đề cần được xem xét kỹ khi xác lập giao dịch TCBĐS. Continue reading
Quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà hay nhà ở hình thành trong tương lai?
Khoản 8, Điều 81, Nghị định 99/2015 quy định: “Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, việc thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở, nhà ở hình thành trong tương lai, thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở, hợp đồng chuyển nhượng dự án và các quyền tài sản khác liên quan đến nhà ở, dự án đầu tư xây dựng nhà ở thuộc diện được thế chấp theo quy định của pháp luật phải thực hiện theo quy định của Luật Nhà ở và Nghị định này; các trường hợp thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở, nhà ở hình thành trong tương lai và các quyền tài sản liên quan đến nhà ở, dự án đầu tư xây dựng nhà ở quy định tại Khoản này không đúng với quy định của Luật Nhà ở và Nghị định này thì không có giá trị pháp lý và không được pháp luật công nhận. Continue reading